Danh sách các xoáy thuận nhiệt đới Mùa_bão_Tây_Bắc_Thái_Bình_Dương_2021

Bão Dujuan (Auring)

Bài chi tiết: Bão Dujuan (2021)
Bão nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại16 tháng 2 – 23 tháng 2
Cường độ cực đại75 km/h (45 mph) (10-min)  996 hPa (mbar)

Cấp bão Nhật Bản: 40 kt - 996 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hoa Kỳ: 45 kt - Bão nhiệt đới

Cấp bão Đài Loan: 20 m/s - Bão nhiệt đới

Cấp bão Trung Quốc: 23 m/s (Cấp 9) - 990 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hồng Kông: 75 km/h - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hàn Quốc: 21 m/s - Bão nhiệt đới yếu

Cấp bão Philippines: 95 km/h - Bão nhiệt đới dữ dội

Bão Surigae (Bising)

Bài chi tiết: Bão Surigae (2021)
Bão cuồng phong (JMA)
Siêu bão cuồng phong cấp 5 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại12 tháng 4 – 02 tháng 5
Cường độ cực đại220 km/h (140 mph) (10-min)  895 hPa (mbar)

Cấp bão Việt Nam: Cấp 17 - Siêu bão[2]

Cấp bão Nhật Bản: 120 kt - 895 hPa - Bão cuồng phong

Cấp bão Hoa Kỳ: 165 kt - Siêu bão cuồng phong cấp 5

Cấp bão Đài Loan: 55 m/s - Bão cuồng phong

Cấp bão Hồng Kông: 240 km/h - Siêu bão

Cấp bão Trung Quốc: 68 m/s (Cấp 19) - 905 hPa - Siêu bão

Cấp bão Philippines: 215 km/h - Bão cuồng phong

  • Đây là cơn bão mạnh nhất trong tháng 4 từng được ghi nhận ở khu vực Bắc Bán cầu.

Áp thấp nhiệt đới 03W (Crising)

Áp thấp nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại12 tháng 5 – 14 tháng 5
Cường độ cực đại55 km/h (35 mph) (10-min)  1004 hPa (mbar)

Cấp bão Việt Nam: Cấp 6 (45 km/h) - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Nhật Bản: 30 kt - 1004 hPa - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Hoa Kỳ: 35 kt - Bão nhiệt đới

Cấp bão Philippines: 65 km/h - Bão nhiệt đới

Bão Choi-wan (Dante) - Bão số 1

Bài chi tiết: Bão Choi-wan (2021)
Bão nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại29 tháng 5 – 05 tháng 6
Cường độ cực đại75 km/h (45 mph) (10-min)  998 hPa (mbar)

Cấp bão Việt Nam: Cấp 8 (65 km/h) - Bão (bão thường)[2]

Cấp bão Nhật Bản: 40 kt - 998 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hoa Kỳ: 55 kt - Bão nhiệt đới

Cấp bão Philippines: 75 km/h - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hồng Kông: 75 km/h - Bão nhiệt đới

Cấp bão Đài Loan: 20 m/s - Bão nhiệt đới

Cấp bão Trung Quốc: 20 m/s (Cấp 8) - 995 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hàn Quốc: 20 m/s - Bão nhiệt đới yếu

  • Bão số 1 (Choi-wan) là một cơn bão yếu, chỉ đi vào và hoạt động trên khu vực phía Đông biển Đông trong khoảng 1,5 ngày (sau khi đi qua và gây một số thiệt hại tại Philippines), rồi suy yếu dần, qua vùng biển phía Nam đảo Đài Loan ra khỏi biển Đông. Mặc dù vậy bão số 1 cũng đã mở đầu mùa bão 2021 trên biển Đông, thời điểm tương đương TBNN.

Bão Koguma - Bão số 2

Bão nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại11 tháng 6 – 13 tháng 6
Cường độ cực đại65 km/h (40 mph) (10-min)  996 hPa (mbar)

Cấp bão Việt Nam: Cấp 8 (65 km/h) - Bão (bão thường)[2]

Cấp bão Nhật Bản: 35 kt - 996 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hoa Kỳ: 35 kt - Bão nhiệt đới

Cấp bão Đài Loan: 18 m/s -Bão nhiệt đới

Cấp bão Hồng Kông: 65 km/h - Bão nhiệt đới

Cấp bão Trung Quốc: 20 m/s (Cấp 8) - 990 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hàn Quốc: 18 m/s - Bão nhiệt đới

  • Bão số 2 (Koguma) là một cơn bão yếu, hình thành trên rãnh áp thấp trục 19 - 21 độ vĩ Bắc vắt ngang qua khu vực Nam Đồng bằng Bắc Bộ, trong thời gian ngắn. Ngay khi tiến sát Vịnh Bắc Bộ (bờ biển phía Tây đảo Hải Nam), áp thấp nhiệt đới mới mạnh lên thành bão số 2.
  • Bão số 2 đổ bộ vào phía Bắc tỉnh Thanh Hóa khoảng 04h45 - 05h15 phút ngày 13/06 (tâm bão đi qua thành phố Sầm Sơn, sau đó đi vào thành phố Thanh Hóa). Đây là lần đầu tiên trong 60 năm qua (kể từ năm 1961 khi bão Cora vào Hà Tĩnh ngày 25/6/1961) có một cơn bão đổ bộ trực tiếp vào khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh) ngay trong tháng 6. Ngoài ra đây cũng là cơn bão đầu tiên đổ bộ miền Trung trong tháng 6 sau 17 năm (kể từ cơn bão số 2 - Chanthu ngày 12/06/2004 vào Bình Định).
  • Khi bão đang nằm trên vùng biển tỉnh Thanh Hóa, lúc 01h ngày 13/06, Trung tâm cảnh báo bão Liên hợp (Hải quân Hoa Kỳ) lại ghi nhận bão đi lệch hẳn lên phía Bắc vào khu vực Thái Bình và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (tuy vậy không được sát với thực tế bão và sai số khá lớn).
  • Do ảnh hưởng của bão số 2, ở huyện đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; ở đảo Hòn Ngư có gió giật cấp 9; ở đảo Hòn Dấu có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; trên đất liền ven biển ở Văn Lý (Nam Định) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, TP. Thái Bình có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; ở Ninh Bình, Nghệ An có gió giật cấp 7-8.
  • Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hoà Bình từ Thanh Hóa đến Quảng Bình đã có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 120-280mm, có nơi trên 300mm. Một số nơi có lượng mưa lớn như: Chi Nê (Hoà Bình) 87.0mm, Nam Định 57.0mm, Đô Lương (Nghệ An) 115.0mm, Vinh (Nghệ An) 240.0mm, Hà Tĩnh 202.0mm, Hương Khê (Hà Tĩnh) 144.0mm…
  • Đường đi này khá giống đường quỹ đạo của bão số 2 (Mun) năm 2019 cũng hình thành gần đảo Hải Nam rồi đổ bộ vào chính đảo đó, sau đó đổ bộ lần 2 vào Bắc Bộ.

Bão Champi

Bão cuồng phong (JMA)
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại21 tháng 6 – 27 tháng 6
Cường độ cực đại120 km/h (75 mph) (10-min)  980 hPa (mbar)

Cấp bão Nhật Bản: 65 kt - 980 hPa - Bão cuồng phong

Cấp bão Hoa Kỳ: 65 kt - Bão cuồng phong cấp 1

Cấp bão Đài Loan: 33 m/s - Bão cuồng phong

Cấp bão Hồng Kông: 120 km/h - Bão cuồng phong

Cấp bão Trung Quốc: 33 m/s (Cấp 12) - 978 hPa - Bão cuồng phong

Cấp bão Hàn Quốc: 27 m/s - Bão nhiệt đới trung bình

Áp thấp nhiệt đới 07W (Emong)

Áp thấp nhiệt đới (JMA)
Áp thấp nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại3 tháng 7 – 6 tháng 7
Cường độ cực đại55 km/h (35 mph) (10-min)  1004 hPa (mbar)

Cấp bão Việt Nam: Cấp 6 - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Nhật Bản: 30 kt - 1004 hPa - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Hoa Kỳ: 30 kt - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Hồng Kông: 55 km/h - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Trung Quốc: 15 m/s (Cấp 7) - 1004 hPa - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Đài Loan: 15 m/s - Áp thấp nhiệt đới

  • Ngày 06.07, có hai áp thấp nhiệt đới cùng hoạt động ở biển Đông (cơn còn lại là áp thấp nhiệt đới 08W - vùng thấp 97W ở dưới). Áp thấp nhiệt đới này chỉ tồn tại ở Đông Bắc Biển Đông trong 12 giờ.

Áp thấp nhiệt đới 08W

Áp thấp nhiệt đới (JMA)
Áp thấp nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại5 tháng 7 – 8 tháng 7
Cường độ cực đại55 km/h (35 mph) (10-min)  1000 hPa (mbar)

Cấp bão Việt Nam: Cấp 6 ~ 7 - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Nhật Bản: 30 kt - 1000 hPa - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Hoa Kỳ: 25 kt - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Hồng Kông: 55 km/h - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Trung Quốc: 15 m/s (Cấp 7) - 1000 hPa - Áp thấp nhiệt đới

  • Lần đầu tiên từ khi Việt Nam thống nhất năm 1975, xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.
  • Khoảng 03-04 giờ, rạng sáng 08/07, áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp trên vùng biển Ninh Bình và Thanh Hóa. Vùng áp thấp sau đó đã đổ bộ vào đất liền tỉnh Thanh Hóa (tâm của nó đi qua thành phố Sầm Sơn).
  • Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên đất liền ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đã có gió giật cấp 6-7.

Khi vào Vịnh Bắc Bộ, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp của Hải quân Hoa Kỳ mới công nhận là áp thấp nhiệt đới và đặt số hiệu 08W, và chỉ đạt cường độ của ATNĐ (25 kt ~ 45 km/h) ở thời điểm 12h (UTC, 19h Việt Nam) ngày 07/07. Sau đó, Mỹ xác định áp thấp nhiệt đới đã đi vào Thái Bình và chỉ còn là vùng thấp (lệch khoảng 90–100 km so với thực tế đi vào Sầm Sơn, Thanh Hóa). Trong khi đó, Nhật Bản không hề phát tin dự báo nào về ATNĐ này (cũng như ATNĐ Emong ở trên).

Bão In-fa (Fabian)

Bài chi tiết: Bão In-fa (2021)
Bão cuồng phong (JMA)
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại16 tháng 7 – 29 tháng 7
Cường độ cực đại150 km/h (90 mph) (10-min)  950 hPa (mbar)

Cấp bão Nhật Bản: 80 kt - 950 hPa - Bão cuồng phong

Cấp bão Hoa Kỳ: 95 kt - Bão cuồng phong cấp 2

Cấp bão Hồng Kông: 145 km/h - Bão cuồng phong

Cấp bão Đài Loan: 43 m/s - Bão cuồng phong

Cấp bão Hàn Quốc: 40 m/s - Bão mạnh

Cấp bão Trung Quốc: 42 m/s (Cấp 14) - 955 hPa - Bão cuồng phong dữ dội

Cấp bão Macau: 148 km/h (Cấp 13) - 955 hPa - Bão cuồng phong

Cấp bão Philippines: 150 km/h - Bão cuồng phong

  • Bão In-fa có lúc đột ngột ngừng di chuyển trong ngày 19 và 20 tháng 7 (do bị tương tác và lúc này đang yếu thế hơn so với bão Cempaka ở biển Đông). Sau khi Cempaka đổ bộ vào Trung Quốc thì In-fa mới bùng nổ cường độ và chi phối trở lại Cempaka.

Bão Cempaka - Bão số 3

Bão nhiệt đới dữ dội (JMA)
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại17 tháng 7 – 26 tháng 7
Cường độ cực đại100 km/h (65 mph) (10-min)  990 hPa (mbar)

Cấp bão Việt Nam: Cấp 12 (120 km/h) - Bão rất mạnh[2]

Cấp bão Nhật Bản: 55 kt - 990 hPa - Bão nhiệt đới dữ dội

Cấp bão Hoa Kỳ: 70 kt - Bão cuồng phong cấp 1

Câp bão Trung Quốc: 38 m/s (Cấp 13) - 965 hPa - Bão cuồng phong

Cấp bão Hồng Kông: 120 km/h - Bão cuồng phong

Cấp bão Đài Loan: 33 m/s - Bão cuồng phong

Cấp bão Macau: Cấp 12 (118 km/h) - 975 hPa - Bão cuồng phong

Cấp bão Hàn Quốc: 27 m/s - Bão nhiệt đới trung bình

  • Bão số 3 là cơn bão khá thất thường, hoạt động cùng lúc với bão In-fa ngoài khơi Đài Loan nên chịu tuơng tác. Do ít dịch chuyển hoặc dịch chuyển chậm ở vùng biển Bắc Biển Đông, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ bề mặt và hàm lượng nhiệt cao, đứt gió yếu) nên mạnh lên nhanh chóng, trong 24 giờ mạnh thêm 4 cấp (từ cấp 8 lên cấp 12) và có lúc mạnh hơn bão In-fa.
  • Rạng sáng và sáng sớm 23/07, bão số 3 (lúc này đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới cấp 6) đã đi vào đất liền phía Bắc tỉnh Quảng Ninh (tâm áp thấp nhiệt đới đi qua phía Đông Nam trạm khí tượng Móng Cái, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh). Trước đó, tối 20/7, bão đã đổ bộ vào phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sau khi đổ bộ vào nước ta ở Móng Cái, áp thấp nhiệt đới di chuyển xuống Vịnh Bắc Bộ và đi dọc theo đường bờ biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh rồi suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông Nam Vịnh Bắc Bộ (vùng biển phía Tây Nam đảo Hải Nam).
  • Quỹ đạo và đường đi của bão số 3 này trông khá giống bão số 6 (Goni) năm 2009, hoạt động vào đầu tháng 8 năm 2009.
  • Từ đêm 21 tháng 7 đến hết ngày 25 tháng 7, ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có mưa vừa, mưa to đến rất to, do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 nối với dải hội tụ nhiệt đới. Tính từ 19 giờ ngày 21/7 đến 19h ngày 25/7, tổng lượng mưa phổ biến từ 100-160mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Mường Lống (Nghệ An) 241mm; Mỹ Lý (Nghệ An) 200mm; Đông Cửu (Phú Thọ) 233mm; Cẩm Lương (Thanh Hóa) 188mm; Tân Phong (Hòa Bình) 176mm; Hồ Cạn Thượng (Hòa Bình) 176mm; Chí Linh (Hải Dương) 187mm; Sơn Lâm (Hà Tĩnh) 174mm; Hướng Tân (Quảng Trị) 174mm; Tân Hóa (Quảng Bình) 297mm;...
  • Thiệt hại do mưa lũ (tính đến sáng 26/07): 1 nhà sàn bị sập tại Thanh Hóa; 10 nhà ở bị sạt lở, ảnh hưởng 1 phần (Hòa Bình: 5, Nghệ An: 5). Về giao thông: 200m mặt đường láng nhựa bị cuốn trôi (Hòa Bình); 3 tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng (Nghệ An); xói lở 50m kè đá (Nghệ An).

Bão Nepartak

Bão nhiệt đới (JMA)
Bão cận nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại22 tháng 7 – 28 tháng 7
Cường độ cực đại75 km/h (45 mph) (10-min)  990 hPa (mbar)

Cấp bão Nhật Bản: 40 kt - 990 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hoa Kỳ: 50 kt - Bão cận nhiệt đới

Cấp bão Đài Loan: 20 m/s - Bão nhiệt đới

Cấp bão Trung Quốc: 18 m/s (Cấp 8) - 996 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hàn Quốc: 23 m/s - Bão nhiệt đới yếu

Áp thấp nhiệt đới 12W

Áp thấp nhiệt đới (JMA)
Áp thấp nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại2 tháng 8 – 6 tháng 8
Cường độ cực đại55 km/h (35 mph) (10-min)  1000 hPa (mbar)

Cấp bão Nhật Bản: 30 kt - 1004 hPa - Áp thấp nhiệt đới

Cấp bão Hoa Kỳ: 30 kt - Áp thấp nhiệt đới

Bão Lupit (Huaning) - Bão số 4

Bài chi tiết: Bão Lupit (2021)
Bão nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại2 tháng 8 – 16 tháng 8
Cường độ cực đại85 km/h (50 mph) (10-min)  985 hPa (mbar)

Cấp bão Việt Nam: Cấp 9 (83 km/h) - Bão (bão thường)

Cấp bão Nhật Bản: 45 kt - 985 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hoa Kỳ: 50 kt - Bão nhiệt đới

Cấp bão Trung Quốc - 23 m/s (Cấp 9) - 980 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hồng Kông: 85 km/h - Bão nhiệt đới

Cấp bão Đài Loan: 23 m/s - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hàn Quốc: 23 m/s - Bão nhiệt đới yếu

Cấp bão Philippines: 95 km/h - Bão nhiệt đới dữ dội

  • Vào ngày 2 tháng 8, JMA ghi nhận một áp thấp nhiệt đới gần Trạm Giang đã hình thành. Ngay sau đó, JTWC đã ban hành TCFA về vùng nhiễu động nằm cách Hồng Kông khoảng 153 hải lý về phía Tây Tây Nam. Vào cùng ngày lúc 21:00 UTC, JTWC đã đánh giá hệ thống này là một áp thấp nhiệt đới và gán tên cho nó là 13W. Hai mươi bốn giờ sau, cơ quan này đã nâng cấp hệ thống lên thành một cơn bão nhiệt đới. Vào ngày 4 tháng 8 lúc 12:00 UTC, JMA đã làm theo và chỉ định hệ thống này là một cơn bão nhiệt đới, gán cho nó cái tên Lupit. Một ngày sau đó lúc 03:20 UTC, nó đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông. Vào lúc 08:50 UTC, nó lại đổ bộ vào huyện Đông Sơn ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến. Vào ngày 7 tháng 8, nó đi về hướng đông và tham gia một thời gian ngắn vào CCHC, và được PAGASA đặt tên là Huaning. Vào ngày 8 tháng 8, lúc 18:00 UTC, Lupit đạt đỉnh là một cơn bão nhiệt đới với sức gió duy trì tối đa trong 10-min là 45 kn (85 km/h; 50 mph) và áp suất tối thiểu là 985 hPa (29,09 inHg). Tốc độ duy trì tối đa 1-min của Lupit là 55 kn (100 km/h; 65 mph). Vào ngày 9 tháng 8, lúc 00:00 UTC, JMA đã đưa ra cảnh báo cuối cùng khi nó hoàn thành quá trình chuyển đổi thành xoáy thuận ngoại nhiệt đới.
  • Bão số 4 (Lupit) hình thành từ một vùng hội tụ gió phát triển đến mực 3000m ở phía Đông Bắc Bắc Bộ, nằm trên rãnh thấp trục 20-23 độ vĩ Bắc có trục đi qua Bắc Bộ và gây mưa cho khu vực này từ đêm 31/7 đến ngày 02/8. Vùng hội tụ gió này lại di chuyển ra phía Đông, qua Vịnh Bắc Bộ, được tiếp nạp nhiệt và ẩm từ biển, đi vào bán đảo Lôi Châu tiến ra Bắc biển Đông mạnh lên thành vùng thấp, rồi áp thấp nhiệt đới và sau đó thành bão ở phía Nam Hồng Kông (Trung Quốc).
  • Lupit là cơn bão khá “ngược” khi từ Vịnh Bắc Bộ đi ngược ra phía Đông, vào Trung Quốc sau đó đi sang Đài Loan và ra khỏi biển Đông rồi đổ bộ vào Nhật Bản (một trường hợp khá hiếm gặp).

Bão Nida

Bão nhiệt đới dữ dội (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại3 tháng 8 – 8 tháng 8
Cường độ cực đại95 km/h (60 mph) (10-min)  992 hPa (mbar)

Cấp bão Nhật Bản: 50 kt - 992 hPa - Bão nhiệt đới dữ dội

Cấp bão Hoa Kỳ: 55 kt - Bão nhiệt đới

Cấp bão Đài Loan: 25 m/s - Bão nhiệt đới dữ dội

Cấp bão Trung Quốc: 23 m/s (Cấp 9) - 990 hPa - Bão nhiệt đới

Bão Mirinae (Gorio)

Bão nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại3 tháng 8 – 10 tháng 8
Cường độ cực đại85 km/h (50 mph) (10-min)  980 hPa (mbar)

Cấp bão Nhật Bản: 45 kt - 980 hPa - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hoa Kỳ: 50 kt - Bão nhiệt đới

Cấp bão Đài Loan: 23 m/s - Bão nhiệt đới

Cấp bão Hồng Kông: 85 km/h - Bão nhiệt đới

Cấp bão Trung Quốc: 23 m/s (Cấp 9) - 980 hPa - Bão nhiệt đới dữ dội

Cấp bão Philippines: 65 km/h - Bão nhiệt đới

  • Lupit, Mirinae và Nida là ba cơn bão mạnh lên từ ba trong số một loạt các áp thấp nhiệt đới trên Tây Bắc Thái Bình Dương, liên tiếp hình thành vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Điểm chung trong loạt xoáy thuận kể trên là phần lớn đi theo hướng Bắc và Đông Bắc, cùng nằm trên một rãnh áp thấp có trục 20 - 23 độ vĩ Bắc (vào ngày 01/8 và nâng trục dần lên phía Bắc trong những ngày sau đó), khoảng cách khá gần nhau (trên dưới 1000 km) và có phần tương tác lẫn nhau.
  • Ngày 8/8, trước lúc bế mạc Olympic Tokyo 2020 cơn bão Mirinae được dự báo sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức lễ bế mạc vì nó ảnh hưởng đến ven biển của Tokyo rất nhiều. Thế nhưng, thực tế cơn bão không ảnh hưởng nhiều đến Tokyo nên lễ bế mạc vẫn tổ chức bình thường.

Bão Omais (Isang)

Bão nhiệt đới dữ dội (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại6 tháng 8 – 24 tháng 8
Cường độ cực đại95 km/h (60 mph) (10-min)  994 hPa (mbar)

Cấp bão Nhật Bản: 50 kt - 994 hPa - Bão nhiệt đới dữ dội

Cấp bão Hoa Kỳ: 50 kt - Bão nhiệt đới

Cấp bão Trung Quốc: 33 m/s - 990 hPa - Bão cuồng phong

Cấp bão Đài Loan: 28 m/s - Bão nhiệt đới dữ dội

Cấp bão Hồng Kông: 25 m/s - Bão nhiệt đới dữ dội

Cấp bão Hàn Quốc: 28 m/s - Bão nhiệt đới rất mạnh

Cấp bão Philippines: 95 km/h - Bão nhiệt đới dữ dội

  • Cuối ngày 6/8, một vùng áp thấp hình thành từ một nhiễu động nhiệt đới được CPHC gán số hiệu 91C đã vượt qua đường kinh tuyến 180°E. Vùng thấp này được JMA ghi nhận ngày 10 tháng 8. Đến sáng 11 tháng 8, JTWC đưa ra cảnh báo đầu tiên về vùng áp thấp này sau đó nâng cấp hệ thống thành áp thấp nhiệt đới 16W. Sau đó, JMA cũng nâng cấp 16W thành ATNĐ. Ngày 12/8, JTWC nâng cấp cho 16W thành Bão nhiệt đới. Sáng 14/8, bão suy yếu rồi mạnh lên lại lần 2 vào sáng hôm sau, chiều hôm đó, bão tiếp tục suy yếu và được PAGASA gán tên Isang. Sáng 16/8, JTWC lại tiếp tục nâng mức độ Isang lên thành bão lần thứ 3 (cũng là lần cuối cùng). Ngày 16/8, JMA đã công nhận Isang là bão và gán tên cho nó là Omais. Ngày 19/8, Omais tiến sát Philippines và có nguy cơ vào Biển Đông với cường độ 10 phút mạnh nhất: 45 kn (85 km/h; 50 mph); cùng với cường độ 1 phút mạnh nhất: 50 kn (95 km/h; 60 mph). Giống như bão Surigae, Omais không tiến vào biển Đông và không đổ bộ Philippines. Ngày 21/8, Omais tiến gần vào Đài Loan và một lần nữa Omais "từ chối" đi qua Đài Loan (quỹ đạo lúc này có một phần giống bão In-fa). Ngày 23/8, Omais quét qua Ryukyu và tiến gần Hàn Quốc. Sáng 24/8, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và quét qua Đảo Jeju và Hàn Quốc. Chiều 24/8, bão suy yếu thành vùng áp thấp rồi tan vào 23:45 (giờ VN).

Các xoáy thuận khác

JMA TD 01

Trong ngày 18 tháng 1, JMA báo cáo một áp thấp nhiệt đới đã phát triển về phía đông của Luzon, Philippines.[3] Tiền thân của áp thấp nhiệt đới mang mưa rào và dông rải rác cho Mindanao, PalawanVisayas vào ngày 18 tháng 1.[4] Áp thấp nhiệt đới cũng mang thời tiết mưa bão đến Luzon vào ngày 20 tháng 1. PAGASA cảnh báo người dân về khả năng xảy ra lũ quét và lở đất do lượng mưa lớn.[5] JMA đã ngừng cảnh báo lên hệ thống cùng ngày hôm đó.[6]

JMA TD 03

Vào ngày 9 tháng 3, một vùng áp thấp đã đi vào Khu vực trách nhiệm của Philippines, mặc dù nó không được cho là sẽ phát triển vào thời điểm đó.[7] Vào ngày 14 tháng 3, vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên biển Sulu trước khi nhanh chóng suy giảm trở lại thành một vùng áp thấp. Hệ thống mang lại những trận mưa nhẹ đến vừa phải trên các vùng của Philippines, với việc PAGASA khuyến cáo người dân về khả năng xảy ra lũ lụt và lở đất.[8]

JMA TD 07

Vào ngày 29 tháng 5, JTWC đã ban hành TCFA cho một vùng nhiễu động nhiệt đới có phạm vi khoảng 622 nmi (1.152 km; 716 dặm) về phía đông nam của Guam, gần quần đảo Nomoi. Hệ thống dần dần phát triển khi nó trải qua nhiệt độ bề mặt biển ấm áp và sức cắt gió dọc thấp. Vào ngày hôm sau lúc 00:00 UTC, JMA đã công nhận hệ thống này là một áp thấp nhiệt đới.[9] Cùng ngày, JTWC đã hủy bỏ TCFA đối với hệ thống do cấu trúc của nó bị xuống cấp, với lần cuối cùng JMA công nhận hệ thống là một áp thấp nhiệt đới vào ngày 1 tháng 6 lúc 18:00 UTC.[10]

JMA TD 10

Vào ngày 29 tháng 6, một vùng áp thấp hình thành cách Guam 425 nmi (787 km; 489 dặm) với hình ảnh vệ tinh tiết lộ rằng hệ thống đã có đối lưu sâu với hoàn lưu ở mức thấp yếu.[11] Trong môi trường thuận lợi với độ cắt gió từ thấp đến trung bình, và nhiệt độ bề mặt biển ấm áp, hệ thống dần dần trở nên có tổ chức hơn với một hoàn lưu ở mức thấp xác định hơn.[12] Vào ngày 30 tháng 6, JTWC đã ban hành TCFA cho hệ thống.[13] Vào ngày 1 tháng 7, hình ảnh vệ tinh đa mặt ảnh động cho thấy một hoàn lưu ở mức thấp rất rộng và không rõ ràng với đối lưu bị cắt về phía nam tây nam của vùng nhiễu động, điều này đã khiến JTWC phải hủy bỏ TCFA của hệ thống và hạ cấp cơ hội phát triển của nó trong ngày hôm sau để thấp. JMA không còn coi đây là một áp thấp nhiệt đới trong các khuyến cáo tóm tắt về nhiễu động nhiệt đới của họ vào cùng ngày.[14]

JMA TD 15

Vào ngày 19 tháng 7, lúc 00:00 UTC, một áp thấp nhiệt đới đã được hình thành ở gần 29°00′B 164°00′Đ / 29°B 164°Đ / 29.0; 164.0 (JMA TD 15), đang di chuyển về phía Bắc với tốc độ 10 kn (20 km/h; 10 mph) theo JMA. Nó kéo dài trong hai ngày cho đến ngày 21 tháng 7, nó trở thành mức thấp nhất còn sót lại vào lúc 00:00 UTC.

JMA TD 17

Vào ngày 27 tháng 7, lúc 23:45 UTC, JMA đã ghi nhận một áp thấp nhiệt đới gần 29°00′B 152°00′Đ / 29°B 152°Đ / 29.0; 152.0 (JMA TD 17), đang di chuyển chậm về phía bắc. Do tương tác gần với bão In-fa (lúc đã suy yếu) nên không đi được quãng đường dài. ATNĐ này tan hoàn toàn vào lúc 02:30 UTC, ngày 29 tháng 7.

JMA TD 18

Vào ngày 28 tháng 7, lúc 20:00 UTC, JMA đã ghi nhận một áp thấp nhiệt đới gần 28°00′B 142°00′Đ / 28°B 142°Đ / 28.0; 142.0 (JMA TD 18), đang di chuyển về phía đông đông bắc rồi đổi thành hướng bắc. JTWC đã gán số hiệu cho áp thấp này là 95W. Ban đầu nó được nhận định rằng nó có thể mạnh lên thành xoáy thuận nhiệt đới trong vòng 24 giờ tới. Tuy nhiên đến gần Nhật Bản thì cơn nay gặp phải những yếu tố bất lợi, gió cắt mạnh nên không thể mạnh lên được. Vì thế áp thấp nhiệt đới suy yếu dần. Khi di chuyển đến gần Hokkaidō thì ATNĐ tan, vào lúc 23:00 UTC ngày 1/8.

JMA TD 19

Vào ngày 31 tháng 7, lúc 18:00 UTC, JMA đã ghi nhận thêm một áp thấp nhiệt đới hình thành ở gần Nhật Bản. Đến ngày 1 tháng 8, lúc 05:30 UTC, JTWC đã ban hành TCFA cho hệ thống vì nó có một vòng tuần hoàn mức thấp lộ ra với sự đối lưu vô tổ chức liên tục. Sau đó, cơ quan này đã hủy bỏ cảnh báo vào ngày hôm sau vì nó chỉ còn lại một ít luồng đối lưu và nó ít di chuyển hơn. Nó đổ bộ vào Osaka 1 ngày trước khi tan.

JMA TD 20

Vào ngày 1 tháng 8, lúc 07:00 UTC, JMA lại ghi nhận thêm một áp thấp nhiệt đới nữa xuất hiện trên Quần đảo Ryukyu. Sau đó, nó di chuyển về hướng Nhật Bản rồi vòng lại 180°. Nó di chuyển lòng vòng trong khu vực Quần đảo Ryukyu rồi tan nhanh vào lúc 22:00 UTC ngày 3 tháng 8.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mùa_bão_Tây_Bắc_Thái_Bình_Dương_2021 http://tcdata.typhoon.gov.cn/en/ http://www.australiasevereweather.com/cyclones/200... http://www.prh.noaa.gov/guam/cyclone.php http://www.hko.gov.hk/informtc/tcMain.htm http://meteo.bmkg.go.id/siklon http://agora.ex.nii.ac.jp/digital-typhoon/ http://www.jma.go.jp/jma/jma-eng/jma-center/rsmc-h... http://web.kma.go.kr/eng/weather/typoon/typhoon_5d... http://www.metoc.navy.mil/jtwc/ http://www.met.gov.my/index.php?option=com_content...